Lớp học Montessori
Lớp học Montessori gồm nhiều trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau cùng học chung một lớp, ví dụ trẻ sơ sinh đến 1 tuổi rưỡi, trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Việc xếp trẻ ở các độ tuổi khác nhau cùng học đó sẽ có lợi cho sự phát triển khả năng giao tiếp xã hội của trẻ, trẻ lớn tuổi giúp đỡ trẻ nhỏ tuổi, trẻ nhỏ tuổi học tập trẻ lớn tuổi, môi trường như vậy càng tự nhiên, càng có không khí gia đình.
Hình ảnh lớp học Montessori
Đặc biệt ở các gia đình Việt Nam hiện nay thường chỉ từ 1 đến 2 con, trong gia đình có rất ít anh chị em, môi trường này giúp cho trẻ có cơ hội học tập và giao lưu với những đứa trẻ không cùng độ tuổi và làm quen với những đứa trẻ có tính cách khác nhau, từ đó chúng có thể học hỏi những cái hay, cái tốt của nhau, cùng giúp đỡ nhau, điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng lòng nhân ái của trẻ.
Một đứa trẻ 3 tuổi khi đến lớp học Montessori là một học sinh nhỏ tuổi nhất, nó được các anh chị lớn hơn quan tâm chăm sóc, sang năm thứ 2 nó đã biết quan tâm chăm sóc đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, nó không bắt nạt và coi thường đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, bởi nó đã từng được đứa trẻ lớn hơn quan tâm chăm sóc, cứ như vậy tinh thần tương thân tương ái của trẻ sẽ được bồi dưỡng thêm. Ví dụ, khi nhìn thấy đứa trẻ bé hơn khóc đòi mẹ, đứa trẻ lớn hơn sẽ đến lau nước mắt và dỗ đứa bé kia rằng: “Em ơi, em đừng khóc, lúc tan học mẹ sẽ đến đón em mà.” Hoặc khi nhìn thấy đứa trẻ nhỏ hơn không cẩn thận, để rơi bim bim xuống đất, nó sẽ tiến đến nhặt giúp đứa trẻ kia.
Trong khi những đứa trẻ khác giúp đỡ những đứa trẻ nhỏ tuổi, thì ở bên cạnh còn có những đứa trẻ lớn tuổi hơn một chút cũng bắt chước học theo nó. Sang năm thứ ba, nó trở thành đứa trẻ nhiều tuổi nhất, trở thành trợ lý nhỏ của thầy cô, là tấm gương để các em noi theo. Từ đó, có thể nuôi dưỡng sự tự tin và khả năng lãnh đạo của trẻ.
Quá trình phát triển những tình cảm này không thể học được trong lớp học đồng tuổi.
Montessori tôn trọng sự riêng biệt của từng đứa trẻ
Xếp lớp lệch tuổi càng tiện cho việc bồi dưỡng trí tuệ của trẻ. Chẳng hạn như một đứa trẻ 4 tuổi rất giỏi toán, trẻ có thể giải được bài tập toán của trẻ 5 tuổi, thì giáo viên không nên kìm hãm trẻ, hãy để trẻ học theo chương trình toán của trẻ 5 tuổi như bình thường. Hoặc là sẽ rất thuận lợi để đứa trẻ 5 tuổi chơi với đứa trẻ 3 tuổi. Trong quá trình chơi trò chơi, trẻ 5 tuổi có thể dạy được cho trẻ 3 tuổi những kiến thức mà chúng đã từng được học, đồng thời trong quá trình hướng dẫn đó trẻ 5 tuổi cũng tăng thêm sự hiểu biết của nó đối với trò chơi và kiến thức đó.